Bệnh Cầu Trùng Ở Gà Là Gì Và Phương Pháp Điều Trị

Bệnh cầu trùng ở gà có thể gây ra nhiều hậu quả ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển của kê. Vì vậy người nuôi cần có phương pháp phòng tránh trong quá trình chăm sóc. Cùng Daga360vn tìm hiểu về bệnh cầu trùng và cách điều trị cho gà hiệu quả nhất nhé!

Bệnh cầu trùng ở gà là gì?

Bệnh trùng cầu có tên khoa học là Coccidiosis Avium thường xuất hiện ở gà. Bệnh này thường bùng phát khi thời tiết trở nên ẩm ướt hơn, đồng thời có tính lây nhiễm cao. Gà khi mắc phải sẽ rất khó để điều trị dứt điểm vào kéo dài. 

Kê trong khoảng thời gian từ 2 đến 8 tuần tuổi rất dễ nhiễm bệnh này. Theo con số thống kê cho thấy Việt Nam có tỷ lệ gà chết do nhiễm cầu trùng chiếm đến 5 – 15%. 

Bệnh cầu trùng ở gà khiến sức khỏe suy giảm và là nguyên nhân dẫn đến các bệnh khác như tụ huyết trùng, Gumboro,…

Bệnh cầu trùng ở gà
Bệnh cầu trùng ở gà là gì?

Nguyên nhân gây xuất hiện cầu trùng ở gà

Bệnh cầu trùng có tỷ lệ xuất hiện cao ở gà và có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Dưới đây là những thông tin hữu ích về dấu hiệu của bệnh này mà bạn có thể tham khảo:

Xem Thêm  Đá gà cựa dao - Lựa chọn hàng đầu của các sư kê lâu năm

Nguyên nhân thường gặp

Eimeria tenella và Eimeria necatrix là nguyên nhân chính gây nên bệnh cầu trùng ở gà. Đây là các loại ký sinh trùng đơn bào sinh sống ở manh tràng và ruột non. Chúng đều có thể gây ra tình trạng tiêu chảy ở gà của bạn.

Con đường lây truyền

Bệnh trùng cầu có thể lây truyền qua con đường tiêu hoá của gà, cụ thể:

  • Những chú gà khi nhiễm bệnh hoặc đã khỏi bệnh vẫn có thể mang trùng. Vì vậy khi chúng bài thải, trứng cầu trùng sẽ theo phân ra môi trường sống và khiến mầm bệnh tiếp tục lan truyền.
  • Trứng cầu trùng có thể nhiễm vào thức ăn, nước uống của gà nếu chuồng nuôi không được vệ sinh. Điều này giúp ký sinh trùng đi vào ruột và phát triển mầm bệnh.
  • Eimeria tenella và Eimeria necatrix xâm nhập vào các tế bào ruột, đồng thời phá vỡ mạch máu. Lúc này gà sẽ bị xuất huyết nặng kiến gà ra phân sáp hoặc kèm theo máu.
Bệnh cầu trùng ở gà
Các con đường lây truyền trùng cầu ở gà

Triệu chứng

Bạn có thể phát hiện bệnh cầu trùng ở gà với hai triệu chứng cơ bản dưới đây:

  • Trùng cầu manh tràng: Gà từ 3 đến 7 tuần tuổi có tỷ lệ mắc bệnh trùng cầu ở manh tràng. Lúc này kê sẽ gáy và uống nước nhiều, ăn ít, lông xù, xệ cánh,…Bên cạnh đó gà ra phân có màu đỏ nâu, sáp hoặc đỏ tươi thì đều là dấu hiệu của nhiễm bệnh.
  • Trùng cầu tá tràng: Bệnh này phổ ở các loại gà giò hoặc kê bị viêm ruột. Triệu chứng nhận biết gồm có tiêu chảy thường xuyên, phân sáp, màu đỏ nâu hoặc có lẫn máu tươi khi đi.
Xem Thêm  Full Trực Tiếp Đá gà Thomo cpc3 Hôm nay ngày 29/3/2024

Hậu quả

Bệnh cầu trùng ở gà có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của kê nghiêm trọng. Ví dụ như manh tràng, ruột non sưng to, thành ruột cộm lên và xuất hiện đốm trắng. 

Bệnh cầu trùng ở gà
Bệnh cầu trùng ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của gà

Phương pháp phòng tránh và điều trị cầu trùng ở gà

Phòng tránh là yếu tố rất quan trọng và cần thiết để ngăn chặn các mầm bệnh cho gà. Vì vậy người nuôi cần chủ động tìm hiểu và thực hiện các phương pháp cần thiết. Dưới đây là hướng dẫn điều trị cho gà khi bị nhiễm cầu trùng:

Cách điều trị

Khi phát hiện bệnh cầu trùng ở gà, người nuôi cần sử dụng thuốc kháng sinh như Tetracyclin, Diclazuril, Sulphaquinoxolone, Amprolium, Toltrazuril,….Bên cạnh đó cần nắm rõ những lưu ý sau:

  • Chỉ sử dụng một loại thuốc cho mỗi lượt dùng, nên hạn kết hợp hợp nhiều loại khác nhau.
  • Chọn thuốc phù hợp với lứa gà và thay đổi theo quý.
  • Sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ, nên thực hiện theo liệu trình 3-3-3, 5-5-5 hoặc 7 ngày liên tục.
  • Tiến hành cầm máu bằng cách bổ sung vitamin K cho gà. Đồng thời kết hợp các chất điện giải, vitamin tổng hợp giúp tăng đề kháng.
  • Tách riêng những chú gà bị bệnh để tránh lây lan mầm bệnh cho các đàn gà khác.

Phương pháp phòng tránh

Để ngăn ngừa bệnh cầu trùng ở gà, bạn có thể tham khảo và áp dụng các phương pháp dưới đây:

  • Tiêm vaccine cho gà để tăng sức đề kháng, miễn dịch tốt với mầm bệnh. Lưu ý khi sử dụng người nuôi cần xem xét hàm lượng thích hợp để tránh là giảm hiệu quả của vaccine.
  • Thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi và môi trường xung quanh được đảm bảo thoáng mát. Bên cạnh đó nguồn thức ăn, nước uống cũng cần lưu ý hơn để hạn chế xuất hiện bệnh cầu trùng.
Xem Thêm  Gà tàu vàng giống - Daga360vn chia sẻ kiến thức chăn nuôi gà
Bệnh cầu trùng ở gà
Phương pháp phòng tránh bệnh trùng cầu

Trên đây là những thông tin về bệnh cầu trùng ở gà mà bài viết đã tổng hợp. Hy vọng sau khi tham khảo bạn sẽ có được cách điều trị phù hợp nhất. Bên cạnh đó đừng quên thực hiện các phương pháp phòng tránh bệnh kịp thời. Theo dõi Daga360vn để cập nhật kiến thức nuôi gà hữu ích nhất hôm nay nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *