Bệnh tụ huyết trùng ở gà có nguy hiểm không?

Bệnh tụ huyết trùng ở gà là một trong những căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ lây lan và tử vong cao trên gà. Để có thể biết cách phòng tránh, điều trị căn bệnh này thì hãy theo dõi ngay nội dung dưới đây của đá gà trực tiếp để nắm được giải đáp chi tiết nhất!

Nguyên nhân gây ra bệnh tụ huyết trùng ở gà là gì?

Bệnh tụ huyết trùng ở gà là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi khuẩn Gram (-) Pasteurella multocida gây ra. Vi khuẩn này có thể tồn tại ở mọi nơi xung quanh môi trường sống của gà như không khí, thức ăn và nước uống. Bệnh có đặc trưng cơ bản và dễ nhận biết nhất đó là xuất hiện hiện tượng viêm xuất huyết ở tổ chức liên kế dưới da và màng niêm mạc, gan gà bị hoại tử.

Mức độ nguy hiểm của bệnh không chỉ nằm ở việc có tỷ lệ tử vong cao mà bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi của gà, lây lan qua nhiều con đường khác nhau.

Xem Thêm  Sở hữu gà ô chân trắng - Một trải nghiệm độc đáo cho người nuôi gà
Khi mắc bệnh tụ huyết trùng ở gà, đàn gà của bà con có thể dẫn đến chết hàng loạt
Khi mắc bệnh tụ huyết trùng ở gà, đàn gà của bà con có thể dẫn đến chết hàng loạt

Dấu hiệu nhận biết gà bị bệnh tụ huyết trùng

Như đã chia sẻ ở trên, căn bệnh này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi khác nhau của gà và có nhiều biểu hiện bệnh khác nhau. Theo dõi nội dung sau để biết các triệu chứng thường thấy tùy vào từng giai đoạn bệnh khác nhau như sau!

Thể quá cấp tính bệnh tụ huyết trùng ở gà

Khi gà mắc bệnh tụ huyết trùng ở thể quá cấp tính, bà con sẽ thấy gà có những dấu hiệu như chết đột ngột với biểu hiện đó là nhảy xốc lên rồi giãy và lăn ra chết. Khi được phân tích bệnh tích, trên cơ thể gà có những dấu hiệu như da bầm tím, tích căn phồng,…

Thể cấp tính bệnh tụ huyết trùng ở gà

Sau đây là một số dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi gà bị bệnh tụ huyết trùng thể cấp tính:

  • Gà thường xuyên ở trong trạng thái ủ rũ, mệt mỏi
  • Gà bỏ ăn thường xuyên dẫn đến cơ thể gầy, trọng lượng giảm rõ rệt
  • Bệnh tụ huyết trùng ở gà khiến gà bị sốt cao, xù lông, đôi cánh luôn trong trạng thái sã xuống.
  • Phần mũi và miệng gà thường xuyên chảy nhớt và còn có bọt lẫn máu nâu sẫm
  • Gà bị tiêu chảy và khi đi ngoài, phần phân có lẫn với màu trắng hoặc nâu.
  • Việc hô hấp của gà ngày càng trở nên khó khăn, thậm chí gà có thể chết do ngạt thở.
Xem Thêm  Khám phá nghệ thuật xem vảy gà chọi - Điểm nhấn và độc đáo
Dấu hiệu bệnh tụ huyết trùng ở gà thể cấp tính đó là gà thường xuyên ở trong trạng thái ủ rũ
Dấu hiệu bệnh tụ huyết trùng ở gà thể cấp tính đó là gà thường xuyên ở trong trạng thái ủ rũ

Dấu hiệu thể mãn tính của bệnh tụ huyết trùng ở gà

Khi gà mắc bệnh tụ huyết trùng ở thể mãn tính, bệnh vẫn chưa có những dấu hiệu cụ thể nên rất khó phát hiện. Bà con cần có sự quan sát kỹ lưỡng đến đàn gà của mình mới phát hiện những dấu hiệu bệnh như sau:

  • Gà thường xuất hiện hiện tượng viêm khớp, viêm phúc mạc.
  • Khi mắc bệnh, gà sẽ trở nên gầy hơn và luôn ở trong trạng thái ủ rũ, mệt mỏi
  • Gà đi ngoài ra phân lỏng, thậm chí còn xuất hiện bọt màu vàng ở trong phân.

Có một điều quan trọng mà các chuyên gia của đá gà Thomo muốn lưu ý với bà con đó là khi phát hiện gà bị tụ huyết trùng (hoặc gà chết do bị bệnh tụ huyết trùng ở gà) thì tuyệt đối không nên ăn thịt vì bệnh có thể lây nhiễm và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Cách điều trị bệnh tụ huyết trùng ở gà đơn giản, hiệu quả

Các chuyên gia thú y khuyến cáo cách điều trị bệnh tụ huyết trùng ở gà hiệu quả nhất đó là cho gà sử dụng kháng sinh và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng.

Cụ thể, khi mắc bệnh gà của mình bị bệnh tụ huyết trùng, bà con cần ngay lập tức cách ly gà bệnh với đàn gà để tránh lây lan. Sau đó tiến hành điều trị bệnh bằng cách sử dụng một trong những loại kháng sinh sau đây:

  • Kháng sinh MOXCOLIS với liều lượng cụ thể được khuyến cáo như sau: 1g pha với 2 lít nước, cho gà uống liên tục trong 5 ngày.
  • Kháng sinh NEXYMIX với liều lượng cụ thể được khuyến cáo như sau: pha 1g với 3 lít nước, cho gà uống liên tục trong 5 ngày.
  • Kháng sinh SULTRIMIX PLUS với liều lượng cụ thể được khuyến cáo như sau: 1g pha với khoảng 1 – 2 lít nước, cho gà uống liên tục trong 5 ngày.
Xem Thêm  Full Trực Tiếp Đá gà Thomo cpc3 Hôm nay ngày 17/4/2024

Hướng dẫn cách phòng bệnh tụ huyết trùng ở gà

  • Vệ sinh chuồng trại và xung quanh khu vực chăn nuôi định kỳ khoảng 1 – 2 tuần/ lần.
  • Vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ ăn uống của gà hàng tuần để đảm bảo không có các mầm bệnh có thể lây lan thông qua con đường ăn uống của gà.
  • Bổ sung kháng sinh, chất điện giải, vitamin,… để hỗ trợ việc tăng đề kháng của gà.
  • Có thể bố ung thêm tỏi ngâm rượu để cho gà ăn thường xuyên, bà con có thể trộn trong thức ăn của gà.
  • Tiêm phòng vacxin tụ huyết trùng cho gà vào lúc 1 tháng tuổi theo khuyến cáo của bộ y tế và tiến hành tiêm nhắc lại định kỳ để phòng bệnh tốt nhất.
Tìm hiểu những cách phòng bệnh tụ huyết trùng ở gà
Tìm hiểu những cách phòng bệnh tụ huyết trùng ở gà

Trên đây là tất cả các thông tin chia sẻ của đá gà trực tiếp giúp bạn giải đáp thắc mắc bệnh tụ huyết trùng ở gà có nguy hiểm không cũng như cách điều trị, phòng bệnh hiệu quả. Hi vọng những chia sẻ trên sẽ có ích cho bà con, giúp bà con có thể sở hữu được đàn gà khỏe mạnh, năng suất cao.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *